Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
368609

BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Ngày 09/06/2024 15:27:18

                           1. Khuyến cáo phòng bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người

được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc

huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm

phổ biến nhất trên thế giới, với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch

máu não và các bệnh tim mạch khác.

Tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng của tăng huyết

áp rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng

người. Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là: Choáng váng, nhức đầu; mất

ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; đỏ mặt, buồn nôn.

Một người khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà

và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và

phần lớn người tăng huyết áp thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu

chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng

huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.

Bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống

lành mạnh theo khuyến cáo dưới đây:

1. Chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả

tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các

yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cố

gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.

4. Tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích

hợp như: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp,...

5. Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý

6. Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện

sớm bệnh tăng huyết áp. Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện

pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và

tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

                       2. Khuyến cáo phòng bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường

huyết mạn tính do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng

hiệu quả insulin sản xuất ra.

Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở tim và mạch máu,

thận, mắt, thần kinh. Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy

thận và cắt cụt chi. Theo Hội nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, hiện có khoảng

5,7% dân số Việt Nam mắc ĐTĐ, tương đương hơn 5 triệu người, trong số này

khoảng 50% chưa được chẩn đoán; đặc biệt 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2

lúc phát hiện đã có biến chứng tim mạch.

Để chủ động phòng bệnh đái tháo đường, người dân cần thực hiện tốt các

khuyến cáo dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm: chất bột

đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cố

gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.

4. Tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích

hợp như: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp,...

5. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở

y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.

6. Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu

được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc điều trị và thực hiện chế độ dinh

dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.

                              3. Khuyến cáo phòng bệnh ung thư

Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân

gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm

soát về mặt phát triển của cơ thể.

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020, tình

hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt

Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ

100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong

do ung thư. Tại Đồng Nai, năm 2021 phát hiện 2.074 người mắc ung thư, trong đó

có 725 người tử vong, cơ cấu bệnh đa dạng trong đó nhiều nhất là ung thư vú, ung

thư đại trực tràng, ung thư gan gan,...

Ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp nhưng tựu chung lại là

2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, chế độ dinh

dưỡng, vận động thể lực, môi trường sống) và nhóm yếu tố không thay đổi được

(như tuổi, giới, gen di truyền).

Để chủ động phòng bệnh ung thư, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo

dưới đây:

1. Không hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế sử dụng rượu bia.

2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9.

3. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đa dạng các loại thực phẩm; hạn chế sử

dụng chất béo, thịt đỏ,thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có đường; không ăn

thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng

4. Tăng cường hoạt động thể lực: nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ,

chạy bộ, bơi lội,...

5. Giảm tiếp xúc với các chất độc hại và ô nhiễm môi trường: trang bị quần áo

bảo hộ, kem chống nắng,...

6. Ngoài ra cần tiêm chủng đầy đủ các vắc xin đối với các bệnh có vắc xin

phòng bệnh như phòng viêm gan B, ung thư cổ tử cung; sinh hoạt tình dục lành

mạnh, an toàn.

7. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi

ngờ ung thư (như ho dai dẳng, u ở vú hay bất kỳ đâu trên cơ thể,...) cần đến các cơ

sở y tế để được thăm khám và được tư vấn sức khỏe phù hợp.

 

                           4. Khuyến cáo phòng các bệnh đường hô hấp mạn tính

 

Các bệnh lý đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn

mạn tính (COPD), giãn phế quản rất phổ biến trong dân số trên thế giới và ở Việt

Nam. Chúng đang trở thành gánh nặng về y tế trên toàn cầu.

Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc

lá, tiếp theo là do môi trường sống ô nhiễm (như nấm mốc, bụi đường, khói than,

khói công nghiệp, hơi khí độc hóa chất,...), các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như

do di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%.

Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu; những người thường xuyên

bị cảm lạnh, mắc một số bệnh cấp hoặc mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch dễ có

nguy cơ mắc bệnh hơn.

Để chủ động phòng bệnh ung thư, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo

dưới đây:

1. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

2. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn; vệ sinh đường

hô hấp (nhỏ mũi, súc họng...) bằng nước muối sinh lý; vệ sinh sạch sẽ nơi ở, hạn

chế tối đa bụi bẩn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.

3. Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khí, hóa chất, khói bụi độc hại. Nếu

công việc phải tiếp xúc không thể tránh khỏi (do nghề nghiệp) cần có bảo hộ lao

động đúng tiêu chuẩn.

4. Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh

dưỡng hợp lý.

5. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi, bệnh cúm, bệnh ho gà,... cũng là

phương cách hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh về đường hô hấp.

6. Nếu đã bị bệnh đường hô hấp mạn tính cần điều trị theo đúng phác đồ của

bác sĩ chỉ định để tránh tiến triển thành các đợt cấp nặng hơn.

BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Đăng lúc: 09/06/2024 15:27:18 (GMT+7)

                           1. Khuyến cáo phòng bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người

được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc

huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm

phổ biến nhất trên thế giới, với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch

máu não và các bệnh tim mạch khác.

Tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng của tăng huyết

áp rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng

người. Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là: Choáng váng, nhức đầu; mất

ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; đỏ mặt, buồn nôn.

Một người khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà

và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và

phần lớn người tăng huyết áp thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu

chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng

huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.

Bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống

lành mạnh theo khuyến cáo dưới đây:

1. Chế độ ăn hợp lý: Dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả

tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no; đảm bảo đủ kali và các

yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cố

gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.

4. Tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích

hợp như: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp,...

5. Tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý

6. Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện

sớm bệnh tăng huyết áp. Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện

pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và

tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

                       2. Khuyến cáo phòng bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường

huyết mạn tính do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng

hiệu quả insulin sản xuất ra.

Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở tim và mạch máu,

thận, mắt, thần kinh. Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy

thận và cắt cụt chi. Theo Hội nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, hiện có khoảng

5,7% dân số Việt Nam mắc ĐTĐ, tương đương hơn 5 triệu người, trong số này

khoảng 50% chưa được chẩn đoán; đặc biệt 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2

lúc phát hiện đã có biến chứng tim mạch.

Để chủ động phòng bệnh đái tháo đường, người dân cần thực hiện tốt các

khuyến cáo dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm: chất bột

đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cố

gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.

4. Tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích

hợp như: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp,...

5. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở

y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.

6. Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu

được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc điều trị và thực hiện chế độ dinh

dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.

                              3. Khuyến cáo phòng bệnh ung thư

Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân

gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm

soát về mặt phát triển của cơ thể.

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020, tình

hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt

Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ

100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong

do ung thư. Tại Đồng Nai, năm 2021 phát hiện 2.074 người mắc ung thư, trong đó

có 725 người tử vong, cơ cấu bệnh đa dạng trong đó nhiều nhất là ung thư vú, ung

thư đại trực tràng, ung thư gan gan,...

Ung thư là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố phối hợp nhưng tựu chung lại là

2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố thay đổi được (như hành vi lối sống, chế độ dinh

dưỡng, vận động thể lực, môi trường sống) và nhóm yếu tố không thay đổi được

(như tuổi, giới, gen di truyền).

Để chủ động phòng bệnh ung thư, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo

dưới đây:

1. Không hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế sử dụng rượu bia.

2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9.

3. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đa dạng các loại thực phẩm; hạn chế sử

dụng chất béo, thịt đỏ,thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có đường; không ăn

thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng

4. Tăng cường hoạt động thể lực: nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ,

chạy bộ, bơi lội,...

5. Giảm tiếp xúc với các chất độc hại và ô nhiễm môi trường: trang bị quần áo

bảo hộ, kem chống nắng,...

6. Ngoài ra cần tiêm chủng đầy đủ các vắc xin đối với các bệnh có vắc xin

phòng bệnh như phòng viêm gan B, ung thư cổ tử cung; sinh hoạt tình dục lành

mạnh, an toàn.

7. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi

ngờ ung thư (như ho dai dẳng, u ở vú hay bất kỳ đâu trên cơ thể,...) cần đến các cơ

sở y tế để được thăm khám và được tư vấn sức khỏe phù hợp.

 

                           4. Khuyến cáo phòng các bệnh đường hô hấp mạn tính

 

Các bệnh lý đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn

mạn tính (COPD), giãn phế quản rất phổ biến trong dân số trên thế giới và ở Việt

Nam. Chúng đang trở thành gánh nặng về y tế trên toàn cầu.

Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc

lá, tiếp theo là do môi trường sống ô nhiễm (như nấm mốc, bụi đường, khói than,

khói công nghiệp, hơi khí độc hóa chất,...), các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như

do di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%.

Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu; những người thường xuyên

bị cảm lạnh, mắc một số bệnh cấp hoặc mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch dễ có

nguy cơ mắc bệnh hơn.

Để chủ động phòng bệnh ung thư, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo

dưới đây:

1. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

2. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn; vệ sinh đường

hô hấp (nhỏ mũi, súc họng...) bằng nước muối sinh lý; vệ sinh sạch sẽ nơi ở, hạn

chế tối đa bụi bẩn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.

3. Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khí, hóa chất, khói bụi độc hại. Nếu

công việc phải tiếp xúc không thể tránh khỏi (do nghề nghiệp) cần có bảo hộ lao

động đúng tiêu chuẩn.

4. Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh

dưỡng hợp lý.

5. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi, bệnh cúm, bệnh ho gà,... cũng là

phương cách hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh về đường hô hấp.

6. Nếu đã bị bệnh đường hô hấp mạn tính cần điều trị theo đúng phác đồ của

bác sĩ chỉ định để tránh tiến triển thành các đợt cấp nặng hơn.