Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
368609

bài tuyên truyền giả danh, mạo danh công an để lừa đảo trên không gian mạng

Ngày 01/06/2024 06:50:46

 Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, xuất hiện tình trạng một số cán bộ, công chức của Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn nhận được cuộc gọi từ các số thuê bao lạ tự xưng là Lãnh đạo Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố với phương thức, thủ đoạn: Lợi dụng hình ảnh, uy tín của các đồng chí Lãnh đạo Công an các cấp trong tỉnh để tiếp cận, hỏi han và hướng lái các cán bộ, công chức trên liên hệ làm việc với Cơ quan CSĐT – Công an TP. Hồ Chí Minh hoặc Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông để xác minh, làm rõ các tài khoản mạng xã hội, số thuê bao di động,... của mình đang liên quan đến vụ việc lừa đảo và vi phạm vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm mục đích gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho công chức, cán bộ và người dân. Đây chính là thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với hình thức giả danh, mạo danh cơ quan công an. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân và tình hình ANTT-TTATXH tại địa phương

Trước phương thức, thủ đoạn hoạt động trên và để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; Ban chỉ đạo 138 xã Dân Lực đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tập trung triển khai, thực hiện tốt các nội dung công tác sau:

1.Quán triệt, chỉ đạo toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh về các nội dung phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương về công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; Đồng thời tiếp tục thực hiện các nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản trong“Cẩm nang nhận diện, phòng chống lừa đảo trực tuyến”mà Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với loại tội phạm trên.

2.Cấp ủy, chính quyền cơ sở và các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an xã trong việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao cảnh giác cho nhân dân về những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; đặc biệt là loại tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để giả danh lực lượng Công an thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ra năng lượng tích cực, an toàn trên môi trường mạng như: Đăng tải, chia sẽ các tin, bài trên cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,...) của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh của xã; Viết bảng tin cảnh báo tại các khu dân cư, khu vực công cộng, nơi tập trung đông dân cư...

3.Công an phường phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cơ sở tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân nâng cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn của các đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và nhận thức, hiểu rõ:“Khi có yêu cầu làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý các hành vi vi pháp pháp luật, Cơ quan Công an đều thực hiện bằng việc gửi Giấy mời hoặc Giấy triệu tập trực tiếp cho người dân đến trụ sở làm việc chứ không cử cán bộ gọi điện liên hệ với người dân yêu cầu cung cấp thông tin như trên. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật”.Đồng thời, khuyến khích người dân tố giác tội phạm và cộng tác với cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.

 

bài tuyên truyền giả danh, mạo danh công an để lừa đảo trên không gian mạng

Đăng lúc: 01/06/2024 06:50:46 (GMT+7)

 Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, xuất hiện tình trạng một số cán bộ, công chức của Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn nhận được cuộc gọi từ các số thuê bao lạ tự xưng là Lãnh đạo Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố với phương thức, thủ đoạn: Lợi dụng hình ảnh, uy tín của các đồng chí Lãnh đạo Công an các cấp trong tỉnh để tiếp cận, hỏi han và hướng lái các cán bộ, công chức trên liên hệ làm việc với Cơ quan CSĐT – Công an TP. Hồ Chí Minh hoặc Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông để xác minh, làm rõ các tài khoản mạng xã hội, số thuê bao di động,... của mình đang liên quan đến vụ việc lừa đảo và vi phạm vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm mục đích gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho công chức, cán bộ và người dân. Đây chính là thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với hình thức giả danh, mạo danh cơ quan công an. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân và tình hình ANTT-TTATXH tại địa phương

Trước phương thức, thủ đoạn hoạt động trên và để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; Ban chỉ đạo 138 xã Dân Lực đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tập trung triển khai, thực hiện tốt các nội dung công tác sau:

1.Quán triệt, chỉ đạo toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh về các nội dung phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương về công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; Đồng thời tiếp tục thực hiện các nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản trong“Cẩm nang nhận diện, phòng chống lừa đảo trực tuyến”mà Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với loại tội phạm trên.

2.Cấp ủy, chính quyền cơ sở và các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an xã trong việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao cảnh giác cho nhân dân về những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; đặc biệt là loại tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để giả danh lực lượng Công an thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn và có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ra năng lượng tích cực, an toàn trên môi trường mạng như: Đăng tải, chia sẽ các tin, bài trên cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,...) của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh của xã; Viết bảng tin cảnh báo tại các khu dân cư, khu vực công cộng, nơi tập trung đông dân cư...

3.Công an phường phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cơ sở tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân nâng cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn của các đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và nhận thức, hiểu rõ:“Khi có yêu cầu làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý các hành vi vi pháp pháp luật, Cơ quan Công an đều thực hiện bằng việc gửi Giấy mời hoặc Giấy triệu tập trực tiếp cho người dân đến trụ sở làm việc chứ không cử cán bộ gọi điện liên hệ với người dân yêu cầu cung cấp thông tin như trên. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật”.Đồng thời, khuyến khích người dân tố giác tội phạm và cộng tác với cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.