Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
368609

Tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đến ngày 01/4/2020

Ngày 02/04/2020 15:13:05

  

Đến 7h sáng nay (01/4), trang thống kê toàn cầu Worldometers cho biết, tổng số ca nhiễm chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) trên toàn thế giới đã ghi nhận là 859.409 người, Số ca nhiễm hiện tại là 639.085 người; tổng số ca tử vong là 42.169 người và số ca hồi phục là 178.155 người.

Đến nay, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 203 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến ngày 01/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 212 người dương tính với COVID-19, trong đó 60 người đã được chữa khỏi.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động tới sự phát triển kinh tế toàn cầu, gây mất ổn định, an toàn, trật tự xã hội tại một số quốc gia, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, nước ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường, nhất là nước ta đã ghi nhận thêm nhiều  trường hợp nhiễm bệnh Covid-19, tình hình dịch bệnh chuyển sang giai đoạn mới.

          Theo đó, UBND xã Dân Lực đã yêu cầu các ban ngành đoàn thể, nhân dân các thôn, các cơ quan đóng trên địa bàn xã Dân Lực tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế; các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.  Đồng thời UBND xã đã cho tổ giám sát xuống ký cam kết về phòng chống dịch covid 19 tại các cơ sở kinh doan tập trung đông người, giữa ban quản lý chợ với UBND xã, ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, ký cam kết việc dừng hoạt động cơ sở kinh doanh, dừng hoạt động tại quán hát Karaoke để phòng chống dịch COVID-19 cho đến khi được phép hoạt động trở lại của cơ quan có thẩm quyền  theo chỉ thị của cấp trên. Đồng thời tuyên truyền trên hệ thống đài truyên thanh và treo băng zôn dọc đường quốc lộ 47, các cổng chợ trên địa bàn xã.

          Ngày 01 tháng 4 năm 2020 UBND huyện Triệu Sơn đã có Công văn số  798/UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 6/CT-TTg ngày 3/3/2020 của thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 31/3/2020 của CT UBND tỉnh, trong đó nội dung công văn yêu cầu thưc hiện một số nhiệm vụ cấp bách như:

- Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ ngày 01/4/2020 theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình; thôn bản, khu phố cách ly với thôn bản, khu phố; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh”.

- Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như:  Mua thuốc men, nhu yếu phẩm, khám, chữa bệnh; đi làm tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng hóa thiết yếu (các dịch vụ không phải dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác.

- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

- Tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế và chính quyền các cấp để tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và cộng đồng.

          Thưa quý vị và các bạn cũng ngày 1/4/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch từ ngày 23/1, là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch trên toàn quốc. Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ mức độ đại dịch toàn cầu. Dịch lây truyền qua đường hô hấp từng người sang người. Quyết định cũng nêu rõ, nhiều biện pháp thực hiện phòng chống theo Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Cho đến sáng ngày 1/4/2020, cả nước đã ghi nhận 24 tỉnh, thành có người mắc COVID-19. Việc công bố dịch chỉ mang tính thủ tục theo đúng quy định của pháp luật vì ngay từ thời điểm dịch bệnh mới xâm nhập vào Việt Nam đến nay, Chính phủ đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt nhất để phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Và kết quả hiện nay, dịch bệnh đang được kiểm soát rất tốt trên cả nước.

Với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, cả nước chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch mà trong đó áp dụng các chế tài xử lý như:

1. Tăng giá bán khẩu trang

Căn cứ theo Luật Giá năm 2012 tại khoản 1 Điều 11 và điểm b khoản 5 Điều 12, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế sẽ phải niêm yết giá bán khẩu trang và không được bán cao hơn mức giá này.

Theo Nghị định 177/2013/NĐ-CP khoản 3 Điều 18 thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá hoặc niêm yết giá không thực sự rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng; vi phạm nhiều lần, tái phạm sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.

Sẽ bị phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với hành vi bán khẩu trang cao hơn so với giá niêm yết mà tổ chức, cá nhân định giá (theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP khoản 3 Điều 12).

2. Không khai báo, che dấu dịch Covid – 19

Tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã thực hiện bổ sung dịch bệnh Covid – 19 vào trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP theo đó, người mà có hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử lý như sau :

– Cảnh cáo hoặc có thể bị phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

– Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau :

+ Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

+ Không tiến hành thực hiện việc xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo như yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Tung tin giả về dịch bệnh Covid – 19

Trước khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 15/4/2020) thì tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa có điều khoản riêng về xử phạt đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật trên MXH mà quy định xử phạt chung đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật (không phân biệt kênh đưa thông tin).

Căn cứ theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP khoản 3 Điều 64 có quy định thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp như sau :

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

– Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

– Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp đối với lợi ích đất nước;

– Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.

Bắt đầu từ ngày 15/4/2020, các quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 101 Nghị định này có quy định rõ hơn về mức phạt đối với hành vi tung tin giả mạo, sai với sự thật trên MXH, cụ thể :

Phạt tiền từ 10-20 triều đồng đối với hành vi lợi dung MXH để thực hiện một trong các hành vi sau đây :

– Cung cấp, chia thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

– Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân.

Ngoài với việc phạt tiền, người mà có hành vi vi phạm buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Lưu ý : Đối với người mà có hành vi vi phạm như tung tin giả mạo, sai sự thật về dịch bệnh Covid – 19 trước ngày 15/4/2020, nhưng đã bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì thực hiện áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP khoản 2 Điều 123).

4. Trốn khỏi nơi cách ly

Tùy vào tính chất cũng như mức độ vi phạm của hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau :

* Xử phạt vi phạm hành chính : Bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng

Theo như Nghị định 176/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, người nòa từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách l y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị xử phạt tiền từ 5-10 triệu đồng, đồng thời sẽ bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

* Xử lý hình sự : Có thể sẽ bị phạt tù với mức cao nhất sẽ là 12 năm

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Điều 240, người mà có hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác mà có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người mà có kết quả là làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì sẽ bị phạt tiền từ 50-200 triệu động hoặc sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm.

Nếu như hành vi này mà làm chết người thì mức phạt sẽ lên tới 10 năm tù, làm chết từ 02 người trở lên thì sẽ có mức phạt là 10-20 năm tù giam.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Thưa quý vị và các bạn đến thời điểm này, về cơ bản xã nhà đã làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của người dân trong toàn xã. Công tác thông tin tình hình dịch trên địa bàn chính xác, kịp thời, không gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Trong thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến phức tạp khó lường UBND xã kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ quyết tâm hơn nữa của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự đồng lòng của nhân dân trên địa bàn xã góp phần xây dựng nếp sống văn minh, tạo dựng ý thức tự giác của người dân trong vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Đây cũng chính là vũ khí chiến thắng dịch bệnh covid 19.

Vui lòng đánh giá!

 

Tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đến ngày 01/4/2020

Đăng lúc: 02/04/2020 15:13:05 (GMT+7)

  

Đến 7h sáng nay (01/4), trang thống kê toàn cầu Worldometers cho biết, tổng số ca nhiễm chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) trên toàn thế giới đã ghi nhận là 859.409 người, Số ca nhiễm hiện tại là 639.085 người; tổng số ca tử vong là 42.169 người và số ca hồi phục là 178.155 người.

Đến nay, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 203 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến ngày 01/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 212 người dương tính với COVID-19, trong đó 60 người đã được chữa khỏi.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động tới sự phát triển kinh tế toàn cầu, gây mất ổn định, an toàn, trật tự xã hội tại một số quốc gia, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, nước ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường, nhất là nước ta đã ghi nhận thêm nhiều  trường hợp nhiễm bệnh Covid-19, tình hình dịch bệnh chuyển sang giai đoạn mới.

          Theo đó, UBND xã Dân Lực đã yêu cầu các ban ngành đoàn thể, nhân dân các thôn, các cơ quan đóng trên địa bàn xã Dân Lực tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế; các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.  Đồng thời UBND xã đã cho tổ giám sát xuống ký cam kết về phòng chống dịch covid 19 tại các cơ sở kinh doan tập trung đông người, giữa ban quản lý chợ với UBND xã, ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, ký cam kết việc dừng hoạt động cơ sở kinh doanh, dừng hoạt động tại quán hát Karaoke để phòng chống dịch COVID-19 cho đến khi được phép hoạt động trở lại của cơ quan có thẩm quyền  theo chỉ thị của cấp trên. Đồng thời tuyên truyền trên hệ thống đài truyên thanh và treo băng zôn dọc đường quốc lộ 47, các cổng chợ trên địa bàn xã.

          Ngày 01 tháng 4 năm 2020 UBND huyện Triệu Sơn đã có Công văn số  798/UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 6/CT-TTg ngày 3/3/2020 của thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 31/3/2020 của CT UBND tỉnh, trong đó nội dung công văn yêu cầu thưc hiện một số nhiệm vụ cấp bách như:

- Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ ngày 01/4/2020 theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình; thôn bản, khu phố cách ly với thôn bản, khu phố; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh”.

- Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như:  Mua thuốc men, nhu yếu phẩm, khám, chữa bệnh; đi làm tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng hóa thiết yếu (các dịch vụ không phải dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác.

- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

- Tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế và chính quyền các cấp để tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và cộng đồng.

          Thưa quý vị và các bạn cũng ngày 1/4/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch từ ngày 23/1, là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch trên toàn quốc. Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ mức độ đại dịch toàn cầu. Dịch lây truyền qua đường hô hấp từng người sang người. Quyết định cũng nêu rõ, nhiều biện pháp thực hiện phòng chống theo Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Cho đến sáng ngày 1/4/2020, cả nước đã ghi nhận 24 tỉnh, thành có người mắc COVID-19. Việc công bố dịch chỉ mang tính thủ tục theo đúng quy định của pháp luật vì ngay từ thời điểm dịch bệnh mới xâm nhập vào Việt Nam đến nay, Chính phủ đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt nhất để phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Và kết quả hiện nay, dịch bệnh đang được kiểm soát rất tốt trên cả nước.

Với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, cả nước chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch mà trong đó áp dụng các chế tài xử lý như:

1. Tăng giá bán khẩu trang

Căn cứ theo Luật Giá năm 2012 tại khoản 1 Điều 11 và điểm b khoản 5 Điều 12, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế sẽ phải niêm yết giá bán khẩu trang và không được bán cao hơn mức giá này.

Theo Nghị định 177/2013/NĐ-CP khoản 3 Điều 18 thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá hoặc niêm yết giá không thực sự rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng; vi phạm nhiều lần, tái phạm sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.

Sẽ bị phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với hành vi bán khẩu trang cao hơn so với giá niêm yết mà tổ chức, cá nhân định giá (theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP khoản 3 Điều 12).

2. Không khai báo, che dấu dịch Covid – 19

Tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã thực hiện bổ sung dịch bệnh Covid – 19 vào trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP theo đó, người mà có hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử lý như sau :

– Cảnh cáo hoặc có thể bị phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

– Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau :

+ Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

+ Không tiến hành thực hiện việc xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo như yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Tung tin giả về dịch bệnh Covid – 19

Trước khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 15/4/2020) thì tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa có điều khoản riêng về xử phạt đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật trên MXH mà quy định xử phạt chung đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật (không phân biệt kênh đưa thông tin).

Căn cứ theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP khoản 3 Điều 64 có quy định thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp như sau :

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

– Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

– Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp đối với lợi ích đất nước;

– Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.

Bắt đầu từ ngày 15/4/2020, các quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 101 Nghị định này có quy định rõ hơn về mức phạt đối với hành vi tung tin giả mạo, sai với sự thật trên MXH, cụ thể :

Phạt tiền từ 10-20 triều đồng đối với hành vi lợi dung MXH để thực hiện một trong các hành vi sau đây :

– Cung cấp, chia thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

– Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân.

Ngoài với việc phạt tiền, người mà có hành vi vi phạm buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Lưu ý : Đối với người mà có hành vi vi phạm như tung tin giả mạo, sai sự thật về dịch bệnh Covid – 19 trước ngày 15/4/2020, nhưng đã bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì thực hiện áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP khoản 2 Điều 123).

4. Trốn khỏi nơi cách ly

Tùy vào tính chất cũng như mức độ vi phạm của hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau :

* Xử phạt vi phạm hành chính : Bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng

Theo như Nghị định 176/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, người nòa từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách l y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị xử phạt tiền từ 5-10 triệu đồng, đồng thời sẽ bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

* Xử lý hình sự : Có thể sẽ bị phạt tù với mức cao nhất sẽ là 12 năm

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Điều 240, người mà có hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác mà có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người mà có kết quả là làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì sẽ bị phạt tiền từ 50-200 triệu động hoặc sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm.

Nếu như hành vi này mà làm chết người thì mức phạt sẽ lên tới 10 năm tù, làm chết từ 02 người trở lên thì sẽ có mức phạt là 10-20 năm tù giam.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Thưa quý vị và các bạn đến thời điểm này, về cơ bản xã nhà đã làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của người dân trong toàn xã. Công tác thông tin tình hình dịch trên địa bàn chính xác, kịp thời, không gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Trong thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến phức tạp khó lường UBND xã kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ quyết tâm hơn nữa của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự đồng lòng của nhân dân trên địa bàn xã góp phần xây dựng nếp sống văn minh, tạo dựng ý thức tự giác của người dân trong vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Đây cũng chính là vũ khí chiến thắng dịch bệnh covid 19.

Vui lòng đánh giá!